Tác dụng của ba kích thần dược cho quý ông và tác hại của ba kích

Tác dụng của ba kích giúp quý ông tăng cường chức năng sinh lý, bổ thận tráng dương. Ngoài cách ngâm rượu ba  kích còn dùng như vị thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ thống kê chi tiết về tác dụng của ba kích để quý khách có cách dùng đúng nhất về ba kích

công dụng của ba kích

Tác dụng của ba kích theo nghiên cứu đông y

Tác dụng của rượu ba kích giúp bổ thận tráng dương
Tác dụng của rượu ba kích giúp bổ thận tráng dương
  • Theo các sách Đông y tì mã kích có Vị cay, ngọt, tính hơi ấm
  • Quy vào 4 kinh:Tỳ, Tâm, Can và Thận
  • Chủ đại phong tà khí, an ngũ tạng, giúp cường cân cốt,  tăng chí, bổ trung, ích khí 
  •  Bổ ngũ lao, hạ khí, ích tinh
  •  Bổ huyết hải, khứ phong
  • Bổ thận tráng dương cường gân cốt, ích tinh và tán phong thấp
  • Hóa đờm
  • Giúp Cường âm, hạ khí
  • Dùng cho các trường hợp bị mộng tinh, di tinh
  • Các bệnh đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay ở người già
  • Những người huyết áp cao giúp hạ huyết áp

Tác dụng của ba kích theo y học hiện đại

Trong cây Ba Kích có thành phần :  Gentianine, Carpaine,  Trigonelline, Choline, Díogenin, Gitogenin, Yamogenin, Tigogenin, Vitexin, Quercetin, Luteolin, Orientin, Vitamin B1, Morindin, Vitamin C 

  • Riêng bộ phận Rễ có chứa thêm các thành phần:  Antraglycozid, Acid hữu cơ, đường, nhựa, Phytosterol và ít tinh dầu, Morindin. Rễ tươi có sinh tố C nhưng rễ khô thường không có do quá trình chế biến sấy hay phơi mất đi chất này

Tác dụng dược lý của ba kích trong một số thí nghiệm:

  1. Tăng sức dẻo dai: Dùng thí nghiệm chuột bơi: Củ ba kích dùng 5-10g/kg dạng sắc nước cho dùng liên tiếp 7 ngày thấy có công dụng làm tăng sức dẻo dai chuột bơi khỏe và dai sức hơn khi không dùng
  2. Tăng  sức đề kháng: Với thí nghiệm gây nhiễm độc cấp bằng Ammoni Clorua trên vật thí nghiệm là chuột nhắt trắng, dùng liều 15g/kg, kết luận tác dụng của ba kích làm tăng cường sức đề kháng chung của con vật thí nghiệm đối với yếu tố độc hại
  3. Chống viêm: Thực nghiệm trên chuột cống trắng bằng chất Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, củ Ba Kích có công dụng chống viêm rõ rệt
  4. Đối với hệ thống nội tiết: Thực hành thí nghiệm trên 2 loại chuột lớn và chuột nhắt kết quả mã Kích không có công dụng kiểu như Androgen nhưng có thể có giúp khả năng tăng cường hiệu lực của hormon Androgen hoặc giúp tăng cường trong quá trình chế tiết Androgen.
  5. Hạ huyết áp: Nước sắc củ Ba Kích có công dụng làm tăng co bóp của chuột thí nghiệm và hạ huyết áp.

Bài thuốc có dùng ba kích để hỗ trợ điều trị bệnh

Tùy vào bệnh mà có thể dùng mã kích kết hợp với các vị thuốc khác nhằm tăng tác dụng của ba kích trong điều trị bệnh:

ba kích khô
ba kích khô

VIDEO QUY TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ SẤY SẠCH BA KÍCH NGAY TẠI SHOP RỪNG VÀNG:

Bài thuốc dùng ba kích:

Trị bệnh sau: thận hư, liệt dương, bụng ứ kết lạnh đau, gối mỏi, lưng đau, 2 chân yếu, chuột rút, khớp xương đau :

Đương quy 20g, Ba kích 18g, Khương hoạt 27g, Sinh khương  27g, Ngưu tất 18g,  Tiêu 2g, Thạch hộc 18g. Đem Giã nát trộn đều, ngâm cùng 2lit rượu nấu, sau đó cho vào nồi đậy thật, bắc lên bếp, đun trong 1 giờ nhỏ lửa , sau đó ngâm vào nước lạnh cho nguội. Liều dùng ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 15  –  20ml

Trị bệnh lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn:

Ngưu tất 120g, Ba kích 60g, Khương hoạt 60g,  Ngũ gia bì 60g, Quế tâm 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ đem sao vàng) 80g, Can khương (bào chế) 60g. Tất cả đem tán bột, trộn mật ong dạng viên, uống với rượu ấm

Trị tiểu nhiều:

Ba kích khô (bỏ lõi), Ích trí nhân đem 2 này vị chích với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử ( đã chưng với rượu). Tất cả 4 vị dùng lượng như nhau đem tán bột. Đem trộn với rượu rồi vo viên nhỏ như hạt ngô, Liều dùng mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối loãng hoặc đem sắc thành thang uống với nước muối loãng.

Trị lưng đau, Di tinh, hoạt tinh do Thận hư:

Mã kích, củ Đẳng sâm, Thỏ ty tử ( đã chưng với rượu), Phúc bồn tử, Thần khúc dùng 12g, Sơn dược 24g. Đem tán thành bột trộn với mật vo thành viên như viên bi ve. Liều dùng mỗi lần uống 12g, ngày 2-3 lần

Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh:

Củ ba kích, Sâm cau rừng, Hoàng bá, Tri mẫu, Đương qui, lá Dâm dương hoắc, mỗi thứ 20 – 28g, sắc uống

Ngâm rượu ba kích với các bài thuốc sau

Rượu ba kích tươi
Rượu ba kích tươi

Ba kích Trị liệt dương:

Bài 1: Ba kích thiên 30g, Ích trí nhân 30g, Đỗ trọng 30g,  Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g,  Phục linh 30g, Nhục thung dung Tân Cương 60g, Sơn dược 30g, Thỏ ty tử 30g, Sơn thù 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí  30g, Xà sàng tử 30g tất cả đem Tán bột trộn với mật ong vo thành viên , ngày uống 12 – 16 g với rượu. hoặc đem ngâm rượu ba kích

Bài 2: Ba kích rừng (bóc lõi )  60g,  Câu kỷ tử 30g, Cam cúc hoa 60g, Phụ tử (chế) 20g, Thục tiêu 30g, Thục địa 46g. Tất cả đem tán thành bột, cho vào bình, ngâm cùng với 3 lít rượu nấu. Liều dùng ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 –  20ml,  lúc đói.

XEM THÊM: 

>> Rượu ba kích tím bổ thận tráng dương nhưng cần thận trọng

>> Cách ngâm rượu ba kích cực CHUẨN giúp quý ông “hóa RỒNG” chốn phòng the

Tác hại của ba kích trong một số trường hợp sau

Mã kích dù là thuốc bổ nhưng cần dùng đúng để phát huy công dụng nhưng một số trường hợp sau cần lưu ý khi sử dụng:

  • Các trường hợp tinh dịch ít, hay tinh trùng chết nhiều hoặc  không có tinh trùng hoặc không xuất tinh khi quan hệ thì việc dùng Ba Kích không cho kết quả.
  • Những người bị âm hư hỏa vượng không nên dùng ba kích có khi gây hại
  • Những người bị táo bón hay bí đại tiện không nên dùng
  • Rễ ba kích có tác dụng hạ huyết áp do đó những người huyết áp thấp hạn chế dùng
  • Không dùng cho phụ nữ khi rong kinh, kinh sớm

Ngâm rượu .vn rất hân hạnh cung cấp thông tin về tác dụng của ba kích tới Quý Khách!

 

Ý kiến bạn đọc (0)

0971.693.131