Cách ngâm rượu quả na rừng Chuẩn và Đúng bài bản nhất

Cách ngâm rượu quả na rừng – chí chuồn chùa loại quả có hình dáng giống quả na ăn nhưng lại rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như bồi bổ sức khỏe.

15073342_210060169431847_7864486275077227138_n

Quả na rừng hay còn gọi là chí chuôn chua, là một loại cây dây leo có quả giống như quả na to, cây có đặc điểm là sống dựa vào những cây cổ thụ.

Quả của cây na rừng (chí chuôn chua) thường chín vào mùa đông, từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

Quả khi chín có mùi thơm, vị hơi cay đặc trưng, có khi tỏa mùi bay khắp cả cánh rừng. Vì vậy, cây dễ thu hút các loài chim và thú rừng như cầy, sóc,chồn… đến ăn quả. Đặc biệt, quả này lại trùng với mùa giao phối và sinh sản của sóc, chồn,…nên quả chưa chín có khi đã hết rồi.

Bài viết đây sẽ hướng dẫn Quý khách cách ngâm rượu quả na rừng chuẩn và chi tiết nhất

Tác dụng của na rừng:

Cây na rừng có rất nhiều tác dụng trong việc bồi bổ cơ thể và chữa bệnh.

Rễ cây, thân cây và quả của cây  na rừng đều có tác dụng chữa bệnh. Trong đó, quả na rừng có thể trị phong thấp, hay làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức.

Ngoài ra, quả na rừng đem ngâm rượu có thể trở thành bài thuốc bổ dương rất hiệu quả, mà người Mông hay gọi là rượu Tứn khửn – “thần dược phòng the”.

Cách ngâm rượu tứn khửn của người dân tộc Mông thường rất cầu kỳ mà trong đó không thể thiếu được nguyên liệu là quả na rừng – chí chuồn chùa. Các già làng mới là người có nhiều kinh nghiệm trong việc ngâm rượu, còn cánh thanh niên thì không bao giờ được ngâm.

Cách ngâm rượu quả na rừng:

Cách ngâm rượu quả na rừng chuẩn cần chọn được qua na vừa chín tới thơm và chín tự nhiên

Nếu đúng cách ngâm Rượu quả na rừng thì rượu có màu nâu sẫm
Nếu đúng cách ngâm Rượu quả na rừng thì rượu có màu nâu sẫm

Bước 1: Rửa sạch quả na rừng, tách quả na rừng thành từng múi nhỏ, để cho quả dễ chiết xuất ra các chất dinh dưỡng một cách dễ dàng trong quá trình ngâm rượu.

Bước 2: Để ráo nước, rồi đem phơi khô dưới nắng dịu nhẹ hoặc đem sấy dưới lửa nhỏ.

Bước 3: Cho riêng quả na rừng (chí chuôn chua) vào ống tre bịt thật kín.

Bước 4: Đem quả na rừng đun cách thủy.

Sau một đêm thì cho các vị thuốc bổ khác vào bình. Đổ rượu ngập các vị thuốc, đậy kín và đem hạ thổ trong 1 năm rồi mới được đem dùng.

Cách ngâm rượu quả na rừng của người Dao

Người dân tộc dao thường chế biến ngâm na rừng kỳ công hơn như sau:

Cách ngâm rượu quả na rừng của đồng bào dân tộc Mông rất cầu kỳ thường cho riêng quả chí chuôn chua – quả na rừng vào ống tre bịt kín, đem đun cách thủy 1 đêm rồi sau đó cho ngay các vị thuốc trong thang tứn khửn vào bình, đổ rượu ngập các vị,đậy kín đem hạ thổ suốt 1 năm sau đó mới đem dùng.

rượu tứn khửn với thành phần quả na rừng
rượu tứn khửn với thành phần quả na rừng

Một số lưu ý khi ngâm rượu na rừng:

Trên đây là cách ngâm rượu quả na rừng nhưng Quý khách lưu ý 1 số điều khi ngâm rượu quả na rừng:

– Khi ngâm rượu quả na rừng, có thể chọn những quả chín để ngâm. Đối với rượu thì  nên chọn loại rượu từ 40-50 độ là loại rượu lúa nếp quê.

– Khi chọn bình ngâm rượu, nên chọn bình gốm, sứ hoặc thủy tinh, và không nên chọn bình nhựa (vì trong nhựa có chứa các chất hóa học độc hại, trong quá trình ngâm rượu lâu ngày có thể sản sinh ra các chất hóa học có hại cho cơ thể của người dùng).

Với những thông tin trên về cách ngâm rượu quả na rừng, hy vọng sẽ giúp ích cho quý vị bạn đọc đang muốn tìm một phương thuốc bồi bổ cơ thể. Quý  vị cũng lưu ý khi chọn mua na rừng hay rượu na rừng thì hãy tới những cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng giả. Chúc quý vị có sức khỏe tốt!

Nơi bán quả na rừng

Tìm mua quả na rừng ngâm rượu tại:

CỬA HÀNG RỪNG VÀNG – CHUYÊN ĐẶC SẢN TÂY BẮC

Địa chỉ: Số 35 Hoàng Đạo Thành,Kim Giang,Thanh Xuân, Hà Nội

Điện Thoại:  0971.69.31.31 –  096.318.2662

Lưu ý quả na rùng theo mùa từ tháng 8 – 11 do đó Quý khách mua quả na rừng đúng vụ vừa đảm bảo lại có được giá phải chăng

Quả na rừng – Chí Chuồn chùa

 

Ý kiến bạn đọc (0)

0971.693.131