Sâm Cau Là Gì nhiều Quý khách còn lăn tăn chưa rõ về sâm cau đặc biệt là trên thị trường đang có 2 loại sâm cau liệu loại nào là sâm cau nào là thật và giả.
Sâm cau đỏ và sâm cau đen tuy 2 tên gọi là sâm cau nhưng thực ra là 2 loại khác nhau và công dụng cũng khác nhau.Thông thường người mua thường chọn sâm cau đỏ và không biết đến loại đen. Loại nào tốt là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Về cơ bản 2 loại sâm này khác nhau tương đối lớn về hình dạng
Mục lục
Sâm cau đen
Về tên gọi: sâm cau đen hay gọi là tiên mao vì hình dáng lá giống cây cau nên được dân gian gọi là sâm cau và rễ có màu đen để phân biệt ra với sâm cau đỏ
Sâm đen bên ngoài màu đen củ dài 15- 20 cm có khi hơn củ thuôn có các rễ tua rua nhỏ

Sâm cau đen mùi hăng và khi dùng làm thuốc nếu không chế biến kỹ dễ dẫn tới ngứa và khó uống
Sâm cau đen và sâm cau đỏ là 2 loại khác nhau vì cùng tên gọi nên dễ bị nhầm tưởng
Muốn chế biến và dùng được loại sâm này thường chế biến kỳ công hơn ngâm qua nước vo gạo, rồi ngâm 1 nước rượu qua đên bỏ đi vì độc tố cao hơn sâm cau đỏ
Hoặc phải cửu chưng cửu sái Tức là đồ và phơi đi phơi lại 9 lần rất kỳ công sau đó phơi khô và vùi vào trong đường cát để bảo quản và dùng dần
Sau quá trình chế biến có thể dùng ngâm rượu ngay. Liều lượng 1kg sâm sau chế biến ngâm cùng 5 lit rượu
Sâm cau đỏ
Về tên gọi: Là loại khác so với sâm cau đen. gọi sâm cau đỏ không sai vì dân gian đi rừng thấy loại sâm giống rễ cau nên gọi vậy còn thực tế phải gọi là cây bồng bồng hay có nơi gọi là rễ cây giáng ông cũng đúng
cây Bồng bồng có tên khoa học là Dracaena angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con bám quanh thân rễ chính.
đặc điểm sâm cau đỏ

- Có cụm như cụm củ sắn
- Vỏ ngoài trơn màu đỏ hoặc trắng đỏ
- Vỏ cậy ra bên trong trắng như củ sắn
- Bẻ đôi ra mùi thơm
Sâm đỏ được biết đến ít độc tố hơn loại củ đen và chế biến sẽ dễ hơn chỉ cần ngâm qua nước lã hoặc nước vo gạo ngâm 2-3 lần mỗi lần 2h đồng hồ.
Rễ cây bồng bồng: Có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc, hoàn toàn không có tác dụng sinh lý.
Để ráo ngâm cùng với rượu hoặc thái lát phơi khô sao vàng rồi ngâm với rượu
Có thể kết hợp ngâm sâm cau đỏ với các vị dâm dương hoắc, ba kích khô, … hay ngâm cùng với bìm bịp và tắc kè có tác dụng bổ dương mạnh và mạnh gân cốt
VIDEO NGƯỜI DÂN QUẢNG NGÃI ĐI ĐÀO SÂM CAU ĐỎ Ở TRÊN NÚI:
Tác dụng của 2 loại sâm cau đỏ và sâm cau đen
Về công dụng chung của 2 loại thì đông y đánh giá loại củ sâm cau rừng loại đen tốt hơn nhưng khó chế biến cũng như tính độc cao hơn.
Sâm cau đỏ được dùng nhiều hơn vì tính độc ít hơn và dễ làm rượu thơm và ngon hơn nhiều so với loại củ đen
Tùy vào sở thích mà dùng loại sâm nào phù hợp nên thận trọng khi dùng sâm cau đen nếu chưa chế biến đúng cách.
Có thể dùng sâm cau để ngâm rượu hay sắc thuốc đều được nhưng cần lưu ý:
XEM THÊM:
>>> Cách ngâm rượu sâm cau đỏ chuẩn nhất thơm ngon loại bỏ độc tố
>>> Tác dụng của sâm cau rừng- sâm cau cây thuốc quý
tác hại của sâm cau đỏ và đen nói chung
- Vì sâm cau có tính độc nhẹ nhưng không nên dùng liều cao, liên tục sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe
- Người có thể trạng gầy yếu, mới ốm dậy
- Người bị âm hư hỏa vượng là người: hay chóng mặt, người ra mồ hôi trộn, nóng trong người
Sâm cau đen có tính bổ dương mạnh nhưng cần dùng đúng liều và chế biến đúng cách.
Một số lưu ý khi sử dụng và chế biến sâm cau đen:
- Cần chế biến đúng cách để đảm bảo loại bỏ độc tố
- Khi rửa hay chế biến nên đeo găng tay vì nhựa sâm cau đen gây ngứa
- Loại bỏ độc tố trong sâm cau đen bằng ngâm nước vo gạo và ngâm rượu nước 1 qua đêm rồi bỏ đi hoặc cửu chưng cửu sái
- Vị của sâm cau đen khó uống hơn sâm cau đỏ
- Sâm cau đen là vị thuốc có tínhđộc. Thí nghiệm cho chuột nhắt thí nghiệm dùng rượu ngâm sâm cau đen, với liều 15g/kg, chuột thí nghiệm đã chết trong vòng 7 ngày. Vì vậy, cần chú ý không dùng quá liều, dùng liều quá cao rất dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi sưng phù và đau, người cuồng táo, bí tiểu tiện.
MUA SÂM CAU ĐEN VÀ SÂM CAU ĐỎ TẠI SHOP RỪNG VÀNG BẠN SẼ LUÔN YÊN TÂM VỀ CHẤT LƯỢNG:
Uyên trần
Cho e hỏi.vùng em ở thấy nhiều sâm cau đỏ như hình. Nhưng sao e đọc 1 số bài báo nói sâm cau đỏ là củ bôngf bồng. Vậy bài báo nào chính xác để người dân biết và sử dụng ạ
Nguyễn Quý
Sâm cau đỏ tên gọi là cách người dân gọi vì rễ sâm cau đỏ giống rễ cau có màu đỏ còn sâm cau đỏ có tên chính xác là cây Bồng bồng có tên khoa học là Dracaena angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con bám quanh thân rễ chính.